Cho con niềng răng trong độ tuổi vàng, mẹ đảm vô cùng hài lòng vì kết quả

9 - 13 tuổi là thời điểm vàng để niềng răng. Việc cho trẻ trong độ tuổi niềng răng được chỉnh nha sớm mang đến nhiều lợi ích về chức năng ăn nhai, phát âm, vấn đề thẩm mỹ khi cười nói, giao tiếp trong tương lai.

Đó là khuyến khích của các bác sĩ, câu chuyện thực tế thế nào, mời bạn đọc chia sẻ của Duy Khang (13 tuổi) và mẹ trong buổi “Chúc mừng tháo niềng”. “Niềng răng xong, con thấy răng đều và đẹp hơn, không bị bạn bè trêu chọc nữa” - Trịnh Trương Duy Khang, ngồi cạnh mẹ Thanh (38 tuổi).

Hiệu quả của việc cho trẻ niềng răng trong độ tuổi vàng

Duy Khang đeo niềng năm 11 tuổi. Theo bác sĩ, đây là độ tuổi thích hợp để niềng răng. Lúc này cấu trúc răng và xương hàm đang phát triển, các can thiệp niềng răng sẽ nhanh, hiệu quả cao và hạn chế đau nhức, khó chịu.

Qua lời kể của chị Thanh: “Lúc chưa niềng, răng bé không đều, cái lớn, cái nhỏ, mọc lệch ra ngoài”. Khi thăm khám, bác sĩ tại nha khoa cho biết: “Tình trạng răng của bé Khang là một dạng sai khớp cắn, ảnh hưởng nhiều đến vấn đề ăn nhai, sức khỏe răng miệng và toàn thân, cả vấn đề thẩm mỹ nữa”.

Lường trước những rắc rối con trai có thể gặp do hàm răng không đều khi đi học, đi làm trong tương lai, mẹ Thanh và gia đình quyết định cho Duy Khang niềng răng sớm. Sau 2 năm đeo mắc cài kim loại, Duy Khang đã tháo niềng, chị Thanh vui vẻ kể lại: “Nghe Khang tháo niềng, chị và gia đình rất mừng, không nghĩ nhanh đến vậy. Chị thấy răng bé đều, khớp cắn vô đúng, đẹp hơn trước rất nhiều”. Không chỉ mẹ Thanh vui mà Duy Khang cũng vô cùng hạnh phúc. Cậu bé khoe: “Con không bị bạn bè chọc nữa, con thấy đẹp hơn nhiều”.

Những lưu ý khi trẻ niềng răng

2 năm niềng răng không phải dễ dàng. Đó là hành trình cậu bé 11 tuổi mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ. Là những lo lắng, trăn trở của mẹ Thanh và gia đình. Chị Thanh tâm sự: “Lúc đầu chị cũng lo lắng nhiều lắm, vì bác sĩ báo bé phải đeo niềng đến 2 năm. Chị lo lắng không biết mang mắc cài như vậy việc ăn uống, vệ sinh, đi học có xảy ra vấn đề gì không…”. Những điều chị Thanh lo lắng không hề thừa, việc niềng răng với nhiều người lớn còn khó khăn, huống hồ Duy Khang mới 11 tuổi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ: “Độ tuổi như Duy Khang, cảm giác ê, khó chịu khi niềng răng chỉ diễn ra trong thời gian đầu bởi khả năng thích nghi của các bé khá tốt”.

Với tình trạng răng lộn xộn ban đầu, Duy Khang cần nhổ 4 răng. Chị Thanh kể lại: “Bác sĩ tư vấn bé nhổ 4 răng, chị rất lo lắng. Bác sĩ nói do cung hàm của bé cần khoảng trống để sắp đều những răng khác. Bác cũng nói nhổ răng sẽ không ảnh hưởng chức năng nhai nên chị cũng yên tâm phần nào”. Bản thân Duy Khang cho hay: “Nhổ răng lúc đầu con thấy run, đổ mồ hôi quá trời. Bác sĩ tiêm thuốc tê một hồi cũng hết. Cảm thấy ê ê ở chỗ nhổ thôi ạ!”.

Chuyện ăn uống và chăm sóc răng miệng là điều mà nhiều phụ huynh quan tâm. Chị Thanh chia sẻ kinh nghiệm: “Thời gian đầu cho bé ăn cháo hoặc thức ăn mềm. Bên cạnh đó, mình phải bổ sung thêm sữa cho bé có sức đề kháng. Đa số bé ăn ở nhà. Thứ nhất mình có thể nấu chín hơn, có thể cắt nhỏ ra và thứ hai để bé ít ăn vặt - những món dễ gây sâu răng khi niềng”. Mang mắc cài suốt 2 năm, Duy Khang “phàn nàn”: “Con ăn cứ dính vào răng hơi khó chịu. Mấy cái cứng phải cắt nhỏ ra, không được cắn”. Theo chị Thanh, khi niềng răng con trai học được cách vệ sinh răng miệng kỹ hơn.